Vì sao dự án xây dựng bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức ì ạch 6 năm?

Do vướng thủ tục thanh quyết toán, giải ngân vốn,… Dự án xây dựng Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam được đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, hoàn thành 90% năm 2016-2017, song không thể hoạt động.

Khuôn viên cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại TP Phủ Lý (Hà Nam) cỏ dại mọc um tùm, nhiều hạng mục còn thi công dang dở; phần lớn chưa có trang thiết bị y tế… Tình trạng này đã kéo dài 6 năm nay.

Trả lời VnExpress ngày 21/9, một thành viên của Ban Quản lý dự án (không muốn nêu tên) cho biết, hai công trình còn một số hạng mục như cổng phụ, phân chia các phòng theo thiết kế… Dự án chưa thể hoàn thành do quá trình xây dựng có nhiều điều chỉnh; việc thực hiện quy định xây dựng và các hợp đồng chưa tốt đã nảy sinh nhiều vướng mắc trong thanh quyết toán, giải ngân vốn. Vì vậy nhà thầu không thể thi công, gặp khó khăn khi thanh toán các hạng mục đã xong.

Người này cũng chia sẻ “các thông tin chi tiết hơn được coi là tài liệu mật, không thể tiết lộ”. Những khó khăn, vướng mắc về dự án đã được Bộ Y tế báo cáo và Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng tháo gỡ.

Trong khi đó, đại diện một đơn vị làm thầu tủ, trạm và các phần cơ điện tại dự án Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018-2019, cho biết chủ đầu tư dự án thanh toán tiền đọng nhỏ giọt, kéo dài nhiều năm. Do đó, đơn vị không thể bàn giao hoặc nghiệm thu phần việc của mình. Để tiếp tục duy trì công việc, trả lương nhân công, đơn vị phải nhận làm thêm các công trình khác song song với dự án bệnh viện. Tương tự, đại diện một đơn vị khác (thi công điện nước) cũng cho biết đã làm việc hơn 10 tháng, bị nợ gần một tỷ đồng.

Một khu vực tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam) mọc cỏ dại, chưa hoàn thành. Ảnh: Ngọc Thành
Một khu vực tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam) mọc cỏ dại, chưa hoàn thành. Ảnh: Ngọc Thành

Hôm 18/9 kiểm tra thực địa Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá việc đầu tư hai bệnh viện hiện đã chậm tiến độ nhiều năm, đội vốn do yếu kém. Chủ đầu tư sai khi lập dự án, tư vấn, thẩm định dự án, quyết định đầu tư, chọn nhà thầu, ký hợp đồng, đấu giá và tổ chức thực hiện.

Tư vấn báo giá thi công xây dựng Bệnh viện mới nhất

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu thành lập Tổ công tác do lãnh đạo Bộ Y tế làm Tổ trưởng, với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và UBND tỉnh Hà Nam. Tổ này rà soát ngay, đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án, thủ tục pháp lý, tổng mức đầu tư, thời gian thực  hiện… trong vòng 1-2 tháng phải có giải pháp tháo gỡ.

Hai công trình xây dựng bệnh viện là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam khởi công năm 2014, mỗi viện quy mô 1.000 giường, vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Đây là hai dự án nằm trong đề án của Bộ Y tế xây dựng 5 bệnh viện lớn cả nước, khởi động từ năm 2014, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án y tế trọng điểm.

Trong 5 bệnh viện, ba cơ sở tại TP HCM gồm Nhi đồng Thành phố (vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng), Ung bướu TP HCM cơ sở 2 (hơn 5.800 tỷ), Viện Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Quân y 175, vốn đầu tư 2.200 tỷ) đã hoạt động từ giữa năm 2018 và tháng 10/2020.

Bệnh nhân điều trị nằm ngoài hành lang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội). Ảnh: Thế Quỳnh
Bệnh nhân điều trị nằm ngoài hành lang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội). Ảnh: Thế Quỳnh

Người bệnh chịu thiệt

Đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho biết cơ sở 2 được xây dựng nhằm giảm tải cho cơ sở chính tại Hà Nội. Tuy nhiên, dự án xây dựng bệnh viện cứ kéo dài trong khi bệnh viện cũ vẫn quá tải. Nhu cầu khám chữa bệnh tăng đột biến sau dịch Covid-19, mỗi ngày đơn vị này khám chữa 6.000-8.000 người. Nhiều người khám nội khoa phải chờ đợi do các phòng khám đã chật ních, còn bệnh nhân nội trú phải nằm ghép. Trong khi đó, mục tiêu của ngành y tế là chống nằm ghép và tăng sự hài lòng của người bệnh.

Tư vấn báo giá thi công xây dựng Bệnh viện mới nhất

Bạch Mai vận hành một phần cơ sở 2 vào năm 2019, nhưng dừng hoạt động từ tháng 3/2020. Lãnh đạo bệnh viện cho biết, thời điểm đó phòng khám thu hút khoảng 600 bệnh nhân mỗi ngày. Các trang thiết bị được mang từ cơ sở chính xuống, song cơ sở này chỉ khám ngoại trú, không điều trị. Bệnh nhân nặng, cấp cứu phải chuyển về Bệnh viện tỉnh Hà Nam, ca khó chẩn đoán đưa đến Bạch Mai cơ sở 1. Người bệnh đến khám không được thanh toán bảo hiểm. Lượng bệnh nhân đến khám giảm dần, bệnh viện phải bù lỗ.

Đại diện hai bệnh viện cho biết “rất mong mỏi” cơ sở ở Hà Nam được đưa vào hoạt động toàn bộ để phục vụ người bệnh tốt hơn. Bệnh nhân ở miền Trung và lân cận thủ đô như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình… sẽ thêm cơ sở khám chữa bệnh tiện lợi về địa lý, rút ngắn về khoảng cách.

“Sớm đi vào hoạt động, cơ sở 2 sẽ là cánh tay nối dài của Bạch Mai, đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh. Người bệnh sẽ được lợi nhất trong vấn đề này”, lãnh đạo bệnh viện khẳng định.

Bệnh viện Bạch Mai đã chuẩn bị sẵn nhân lực để triển khai ngay khi tiếp nhận cơ sở 2. Theo kế hoạch, giai đoạn đầu, xây dựng bệnh viện cần khoảng 1.000 cán bộ nhân viên, trong đó một phần ba thuộc nhóm hậu cần, một số vị trí sẽ tuyển dụng ngay tại địa phương. Đơn vị đã chuẩn bị đội ngũ bác sĩ trẻ, bên cạnh đó sẽ luân chuyển các bác sĩ, lãnh đạo có kinh nghiệm để trực tiếp chỉ đạo chuyên môn, điều hành. Ngoài khám chữa bệnh, Bạch Mai còn đào tạo nhân lực y tế cho địa phương, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật mới từ nước ngoài hoặc triển khai kỹ thuật do Việt Nam nghiên cứu để chuyển giao công nghệ.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, hiện người bệnh mổ xong không có chỗ nằm hoặc phải nằm ở ngoài hành lang. Một số người phải ra viện hoặc chuyển tuyến sớm. Liên quan đến dự án xây cơ sở 2 chậm trễ, lãnh đạo Việt Đức từ chối bình luận.

Chi Lê – Lê Phương – Lê Nga – Báo VnExpress

5/5 - (4 bình chọn)

YÊU CẦU TƯ VẤN DỊCH VỤ

Để được tư vấn, báo giá tốt nhất về các dịch vụ Medicons Viêt Nam đang triển khai, Qúy khách hàng vui lòng để lại thông tin theo form tại đây:


    Bạn cần tư vấn về lĩnh vực gì


    Trả lời

    0975567156